APPSHEET TRONG HỆ SINH THÁI CỦA GOOGLE
AppSheet là một nền tảng phát triển ứng dụng không cần mã hóa (no-code) được Google mua lại vào năm 2020 và tích hợp vào hệ sinh thái của Google. Với AppSheet, người dùng có thể tạo các ứng dụng di động, web và IoT mà không cần phải có kinh nghiệm lập trình.
AppSheet sử dụng công nghệ tự động phát hiện và phân tích dữ liệu để tạo các ứng dụng có khả năng tự động cập nhật dữ liệu mới nhất. Nó cũng cung cấp các tính năng như tích hợp dữ liệu từ các nguồn khác nhau và đồng bộ hóa dữ liệu giữa các thiết bị.
Với việc tích hợp vào hệ sinh thái của Google, AppSheet cho phép người dùng sử dụng các công cụ quen thuộc của Google như Google Drive, Google Sheets và Google Forms để quản lý và chia sẻ dữ liệu. Nó cũng tích hợp với các dịch vụ khác của Google như Google Analytics và Google Maps để cung cấp các tính năng mở rộng cho các ứng dụng được tạo bởi nền tảng này.
Trong hệ sinh thái của Google, Appsheet không hoạt động một mình. Trong đó Appsheet là một mắt xích để kết nối với các ứng dụng khác trong hệ sinh thái của Google bao gồm:
Một mô hình data trong doanh nghiệp bao gồm các bước sau
Thu thập và Xử lý - Lưu trữ - Phân tích - Trực quan - Make business value
Trong đó Appsheet và Hệ sinh thái của Google có thể giúp bạn xử lý được toàn bộ các bước trên. Tuy vậy các ứng dụng khác trong hệ sinh thái Google sẽ hỗ trợ bạn
Thu thập dữ liệu
Thu thập và xử lý dữ liệu là hai quá trình liên quan và quan trọng để cung cấp cho chúng ta các thông tin chính xác và hữu ích để cải thiện doanh nghiệp. Để đạt được mục đích này, thu thập dữ liệu là bước đầu tiên và là rất quan trọng. Dữ liệu là nguồn lực cần thiết cho việc phân tích và đưa ra các quyết định.
Trong đó, công cụ Appsheet cung cấp một vai trò quan trọng trong việc thu thập dữ liệu một cách dễ dàng và hiệu quả.
Lưu trữ
Trong việc thu thập và xử lý dữ liệu, Appsheet có thể kết nối với Google sheet hoặc các nền tảng khác trong hệ sinh thái Google như Cloud Google. Trong đó tính năng database là tính năng mới của Google Appsheet giúp chúng ta có thể kết nối được với Cloud của Google.
Trong đó Database mới sử dụng các tính năng lưu trữ trên Google Cloud. Lưu ý tính năng này là tính năng trả phí.
Chi phí như sau:
So sánh giữa database của Google và Google sheet.
Phân tích
Sau khi đã lưu trữ dữ liệu, việc tiếp theo quan trọng không kém là phân tích dữ liệu để đưa ra kết quả và sử dụng dữ liệu đó làm cơ sở định hướng cho các quyết định. Appsheet có khả năng chia sẻ insight data, điều này rất tốt. Tuy nhiên, đối với các yêu cầu phức tạp hơn và cần đến sự phân tích sâu hơn, thì công cụ chuyên biệt sẽ là lựa chọn phù hợp hơn. Trong hệ sinh thái của Google, công cụ đó chính là BigQuery.
Một số thông tin về BigQuery như sau:
BigQuery là dịch vụ kho dữ liệu phân tán, phân tích lớn của Google. Nó cho phép các doanh nghiệp thực hiện phân tích dữ liệu lớn một cách nhanh chóng và hiệu quả. Dưới đây là một số thông tin về BigQuery:
Hiệu Suất Cao: BigQuery tận dụng sức mạnh của cơ sở dữ liệu phân tán của Google, cho phép người dùng truy vấn trên hàng petabyte dữ liệu trong vài giây.
Tính Linh Hoạt: BigQuery không yêu cầu cài đặt phần cứng hay cơ sở dữ liệu. Bạn chỉ cần gửi truy vấn dữ liệu và Google sẽ xử lý công việc còn lại.
An Toàn và Bảo Mật: BigQuery tuân thủ các tiêu chuẩn bảo mật quốc tế, đảm bảo dữ liệu của bạn được bảo vệ mạnh mẽ.
Lưu ý: Để sử dụng được BigQuery cần biết tới SQL, học viên có thể tham khảo một số khóa học miễn phí về SQL như:
Khóa học free SQL của FPT: https://codelearn.io/learning/introduction-to-sql
Khóa học free SQL trên W3School: https://www.w3schools.com/sql/
Bạn có thể xem qua hướng dẫn sử dụng BigQuery cyar Hòa ở video này: https://www.youtube.com/watch?v=NfKoQWSm0Qk
Trực quan hóa dữ liệu
Sau khi đã có được dữ liệu từ nhiều nguồn, việc tiếp theo chúng ta cần làm là xử lý và biến dữ liệu đó thành một hình thức dễ hiểu nhất cho người sử dụng. Cần phải tạo ra các biểu đồ và dashboard, mô tả dữ liệu dưới dạng hình ảnh và thống kê. Trong hệ sinh thái của Google, chúng ta có sẵn Looker để giúp đỡ trong việc này. Looker cho phép chúng ta tạo ra các biểu đồ và dashboard đẹp mắt và dễ hiểu, giúp người sử dụng có thể dễ dàng truy cập và hiểu các thông tin cần thiết một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Trên thị trường hiện nay có các công cụ hỗ trợ trực quan hóa dữ liệu bao gồm, Power BI, Looker studio, Tableau.
Dưới đây là bảng so sánh ba nền tảng này
Giao diện Looker studio