Tối ưu hóa cách đặt tên và phân loại nhóm, trạng thái trong Appsheet


Appsheet là một công cụ mạnh mẽ cho phép người dùng dễ dàng xây dựng các ứng dụng di động từ bảng tính Google Sheets, Excel và nhiều nguồn dữ liệu khác mà không cần code. Với Appsheet, việc tạo ra ứng dụng di động trở nên vô cùng đơn giản, tiết kiệm thời gian và chi phí so với phương án thuê lập trình viên.Trong Appsheet, việc tối ưu hóa cách đặt tên và phân loại các nhóm, trạng thái là vô cùng quan trọng để đảm bảo tính hiệu quả trong quá trình sử dụng.

Trong bài viết này, tôi sẽ hướng dẫn cách tối ưu hóa nhóm trạng thái trong Appsheet bằng 2 kỹ thuật:

 Biến danh mục

Trong bài viết này, tôi sẽ hướng dẫn cách tối ưu hóa nhóm trạng thái trong Appsheet bằng 2 kỹ thuật:


#1. Sử dụng Dummy Variables cho các nhóm không có thứ tự

#2. Sử dụng Label Encoding (gán nhãn thứ tự) cho các nhóm có thứ tự



#1. Dummy Variables là sự lựa chọn khi biến danh mục không có thứ tự cụ thể. Chẳng hạn, trong trường hợp giới tính (nam/nữ) hoặc màu sắc (đỏ/xanh/vàng), Dummy Variables sẽ tạo ra các biến nhị phân, thường là 0 hoặc 1, để biểu thị mỗi giá trị trong biến danh mục. Ví dụ, trong trường hợp giới tính, biến dummy cho nam sẽ có giá trị 1 nếu là nam và 0 nếu không. Ưu điểm của Dummy Variables là khả năng cho phép mô hình hồi quy hoặc phân loại ước tính tác động riêng biệt của từng giá trị danh mục.


Ví dụ: Trong ví dụ này, cột "Danh sách kho" sử dụng Dummy Variables vì cột này chứa các biến không có thứ tự cụ thể. Các danh mục kho không tuân theo một thứ tự cố định và không có một trạng thái cụ thể nào.


Mã Đơn Hàng

Danh sách kho

DH0001

Kho nội

DH0002

Kho ngoại

DH0003

Kho nội

DH0004

Kho khách hàng

DH0005

Kho nhà cung cấp


#2. Label Encoding (gán nhãn thứ tự) được áp dụng khi biến danh mục có sự thứ tự rõ ràng. Ví dụ, trong trường hợp cấp học (tiểu học, trung học, đại học) hoặc xếp hạng (cao, trung bình, thấp), Label Encoding sẽ gán cho mỗi giá trị danh mục một số thứ tự duy nhất. Chẳng hạn, tiểu học = 1, trung học = 2, đại học = 3. Label Encoding đặc biệt hữu ích bởi khả năng giữ lại thông tin về thứ tự của các giá trị.


Ví dụ: Trong ví dụ này, cột trạng thái sử dụng Label Encoding (gán nhãn thứ tự) vì nó chứa các danh mục tuân theo một thứ tự cụ thể, ví dụ: 1. Đang tạo, 2. Đang giao, 3. Đã nhận, 4. Đã thanh toán, 5. Đã hủy (có hoặc không). Đây là thứ tự quan trọng của các trạng thái cho một đơn hàng.


Mã Đơn Hàng

Kho

DH0001

1.Đang tạo

DH0002

2.Đang giao

DH0003

3.Đã nhận

DH0004

4.Đã thanh toán

DH0005

5.Đã hủy


Tóm lại:

  • Dummy variables cho biến danh mục không có thứ tự.

  • Label encoding (gán nhãn thứ tự) cho biến danh mục có thứ tự.

  • Dummy variables giữ nguyên mỗi giá trị, label encoding (gán nhãn thứ tự) gán số thứ tự.

  • Dummy variables cho phép ước lượng tác động riêng biệt, label encoding (gán nhãn thứ tự) giữ thông tin về thứ tự.

 Áp dụng vào AppSheet

Khi áp dụng Dummy variables và Label encoding (gán nhãn thứ tự) vào Appsheet, có một số lưu ý quan trọng. Trong thực tế, chúng ta thường ưu tiên Label encoding (gán nhãn thứ tự) vì các lý do sau:

1. Giữ Nguyên Sự Sắp Xếp: Label encoding (gán nhãn thứ tự) giữ nguyên cách sắp xếp trong dữ liệu. Khi cần gom nhóm hoặc sắp xếp dữ liệu, việc sử dụng văn bản (text) chỉ cho phép sắp xếp tăng hoặc giảm dần, có thể dẫn đến việc sắp xếp không hiệu quả. Thay vào đó, khi sử dụng số thứ tự, việc sắp xếp trở nên dễ dàng hơn.

Ví dụ, nếu chúng ta có các trạng thái là “đang tạo”, “đã hoàn thành”, “chưa làm”, “đang làm”. Nếu sắp xếp theo văn bản, chúng ta sẽ có thứ tự sau:

Chưa làm => Đang làm => Đang tạo => Đã hoàn thành

Thứ tự này có thể không tối ưu cho người dùng. Thay vì sắp xếp theo thứ tự trên, bạn có thể sắp xếp theo thứ tự:

1. Đang tạo

2. Chưa làm

3. Đang làm

4. Đã hoàn thành

Thứ tự này giúp tối ưu hóa việc hiển thị và giúp người dùng sử dụng ứng dụng một cách dễ dàng hơn.

2. Sử Dụng Công Thức Nhanh Hơn: Label encoding (gán nhãn thứ tự) cũng giúp tối ưu hóa việc sử dụng công thức để xử lý dữ liệu. Trong trường hợp sử dụng Dummy variables và viết các công thức, bạn có thể cần viết một loạt các câu lệnh if để xác định trạng thái.

Ví dụ:

if(or([trạng thái]=”Chưa làm”,([trạng thái]=”Đang làm”,.....)


Khi có thêm trạng thái, việc chỉnh sửa công thức trở nên phức tạp. Trong khi đó, khi sử dụng Label encoding (gán nhãn thứ tự), bạn có thể sử dụng các hàm và công thức một cách đơn giản.

Ví dụ, bạn có thể tách trạng thái ra bằng cách sử dụng hàm như

INDEX(EXTRACTNUMBERS([trạng thái]),1).

Điều này giúp giải quyết vấn đề xử lý dữ liệu một cách hiệu quả và giảm khả năng gây lỗi. Trong ví dụ trên, chúng ta chỉ cần dùng hàm INDEX(EXTRACTNUMBERS([trạng thái]),1) >1. Với một công thức như vậy có thể giải quyết được vấn đề của bạn.

Ví dụ: Kết quả sau khi dùng công thức extractnumbers, lúc này chúng ta chỉ cần so sánh số thứ tự, sẽ dễ hơn nhiều so với việc so sánh các giá trị.

Mã Đơn Hàng

Kho

INDEX(EXTRACTNUMBERS([Kho]),1)

DH0001

1.Đang tạo

1

DH0002

2.Đang giao

2

DH0003

3.Đã nhận

3

DH0004

4.Đã thanh toán

4

DH0005

3.Đã nhận

3


Sử Dụng Label Encoding (gán nhãn thứ tự) trong Appsheet

Việc sử dụng Label encoding (gán nhãn thứ tự) trong Appsheet có thể đem lại hiệu suất tốt trong việc định danh và sắp xếp dữ liệu. Dưới đây là một số gợi ý về việc sử dụng Label encoding (đánh số thứ tự trạng thái) trong Appsheet:

  • Trạng thái Đơn Hàng: Label encoding (gán nhãn thứ tự) có thể được sử dụng để đánh số thứ tự cho trạng thái của các đơn hàng. Ví dụ, 1. Đang tạo, 2. Đang giao, 3. Đã nhận, 4. Đã thanh toán. Điều này giúp xác định trạng thái một cách dễ dàng và hiệu quả.

  • Trạng thái Sản Phẩm: Cho phép bạn áp dụng Label encoding (gán nhãn thứ tự) cho trạng thái của các sản phẩm, chẳng hạn như: 1. Còn hàng, 2. Hết hàng, 3. Sắp về. Điều này giúp quản lý sản phẩm và theo dõi tình trạng hàng hóa một cách rõ ràng.

  • Sản Xuất: Khi bạn cần xác định trạng thái trong quá trình sản xuất, như 1. Đang sản xuất, 2. Đang kiểm tra chất lượng, 3. Hoàn thành, Label encoding (gán nhãn thứ tự) giúp tạo sự rõ ràng trong quá trình quản lý sản xuất.

  • Sử dụng vào tên view để sắp xếp tên view hiệu quả: Với trường hợp này việc đặt tên view chúng ta cũng có thể cân nhắc đặt theo số, lúc này việc sắp xếp tên view sẽ hiệu quả hơn.

  • Sử dụng vào tên action: Việc tạo nên một app có thể có một hoặc nhiều action, vì vậy cần phải biết được những action nào nằm chung nhóm với nhau. Trong trường hợp này cần phải tạo tên action phù hợp. Về vấn đề đặt tên định dạng action, view các bạn có thể tham khảo: Quy tắc định dạng trong Appsheet


Tuy nhiên, không phải tất cả trường hợp đều cần sử dụng Label encoding (gán nhãn thứ tự) . Dưới đây là một số lưu ý:

  • Không Cần Thiết Đánh Số Thứ Tự cho Mọi Trường Hợp: Trong một số trường hợp, không cần phải tạo số thứ tự hoặc tính toán trạng thái. Ví dụ, việc đánh số giới tính như 1 cho nam và 2 cho nữ có thể gây hiểu nhầm và làm rối người dùng. Trong trường hợp như giới tính, việc sử dụng Label encoding (gán nhãn thứ tự) không có lợi ích đáng kể.

  • Không Sử Dụng Label encoding (gán nhãn thứ tự) cho Tên Cột hoặc Tên Bảng: Tránh việc đánh số thứ tự trong tên cột hoặc tên bảng, đặc biệt khi dự định chuyển dữ liệu sang các hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu như MySQL hoặc SQL Server. Một số nền tảng này không cho phép đặt số thứ tự trong tên bảng. Điều này đảm bảo tính tương thích và tránh lỗi trong quá trình quản lý dữ liệu lớn.

Tóm lại, Label encoding (gán nhãn thứ tự) có thể là một công cụ hữu ích trong việc quản lý dữ liệu và định danh trong Appsheet, nhưng nên được sử dụng một cách cân nhắc dựa trên tình hình cụ thể của ứng dụng và yêu cầu kỹ thuật.

Kết luận

Tối ưu hóa trạng thái và nhóm trong Appsheet là quan trọng để quản lý dữ liệu một cách hiệu quả. Label encoding (gán nhãn thứ tự) thường là một lựa chọn tốt, nhưng bạn cần áp dụng nó một cách cân nhắc và chỉ vào những trường hợp phù hợp. Chắc chắn rằng việc sử dụng label encoding (gán nhãn thứ tự) sẽ giúp tăng hiệu suất và dễ dàng quản lý dữ liệu trong ứng dụng của bạn.


Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về Appsheet cũng như các khóa học về Google Appsheet có thể tham khảo khóa học Làm chủ Google Appsheet từ cơ bản tới nâng cao

Hòa Data

Chào các bạn, tôi là Hòa - chuyên gia phân tích dữ liệu, nhà phát triển ứng dụng AppSheet. Tôi rất mong được cùng hợp tác và phát triển với các doanh nghiệp để mang đến những giải pháp tối ưu nhất.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn